Dấu huyệt bệnh huyết áp thấp và cách phòng ngừa
Huyết áp cao là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và huyết áp thấp cũng vậy, nó cũng có thể dẫn đến những tình trạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu về bệnh huyết áp thấp
Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?
Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu < 90mmHg và huyết áp tâm trương < 60 mmHg thì được xem là huyết áp thấp. Huyết áp thấp được chia thành 2 loại:
Huyết áp thấp mãn tính: Ở trạng thái bình thường, chỉ số huyết áp đo được thường xuyên < 90 mmHg (đối với huyết áp tâm thu) hoặc < 60 mmHg (đối với huyết áp tâm trương). Huyết áp thấp mãn tính có thể không xuất hiện triệu chứng nào mà chỉ có thể phát hiện bệnh khi tình cờ đo chỉ số huyết áp.
Tụt huyết áp đột ngột, bao gồm 3 tình trạng:
- Huyết áp thấp thế đứng: Xảy ra rất phổ biến mỗi khi bạn đột ngột thay đổi tư thế, ví dụ như đang ngồi mà đột ngột đứng lên. Lúc này, chỉ số huyết áp giảm từ 20 mmHg trở lên (với huyết áp tâm thu) và 10 mmHg trở lên (với huyết áp tâm trương).
- Tụt huyết áp sau ăn: Tình trạng này xảy ra sau khi ăn từ 1-2 giờ. Thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người bị huyết áp cao hoặc các bệnh về hệ thần kinh tự chủ.
- Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh: Đây là hiện tượng tụt huyết áp sau khi đứng trong thời gian dài, chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn và trẻ em.
Đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp
Tình trạng hạ huyết áp có thể không chừa một ai, kể cả người trẻ lẫn người cao tuổi. Tuy nhiên một số đối tượng cụ thể rất có nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Phụ nữ có thai: Trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp của bà bầu thường giảm mạnh và sẽ tăng trở lại bình thường sau đó. Do vậy điều này có thể coi là hết sức bình thường với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên cũng cần để ý những triệu chứng đi kèm khi huyết áp hạ xem có vấn đề gì không.
- Người bị các vấn đề về tim: Một số bệnh nhân bị tim mạch có thể dẫn đến bệnh huyết áp thấp bao gồm nhịp tim chậm, các vấn đề van tim, bệnh lý mạch vành và suy tim. Các điều kiện này có thể gây hạ huyết áp, vì ngăn chặn cơ thể có thể lưu thông máu đầy đủ.
- Người mắc các bệnh về nội tiết: Đó là những người có tuyến giáp kém, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, cả 2 hiện tượng này có thể gây hạ huyết áp. Ngoài ra, một số người bị suy thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) và trong một số trường hợp, bệnh tiểu đường có thể gây ra bệnh huyết áp thấp.
- Người bị mất nước: Khi cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể yếu, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập luyện vất vả tất cả có thể dẫn đến mất nước.
- Người bị mất máu: Mất máu do ảnh hưởng của vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.
- Người bị nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng trong cơ thể có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn huyết nếu nhiễm trùng đi vào máu, từ đó có thể đe dọa mạng sống, tình trạng huyết áp giảm được gọi là sốc nhiễm khuẩn.
Một số dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp
Một số triệu chứng xảy ra khi huyết áp hạ như sau:
- Hoa mắt chóng mặt: Thường xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột, ví dụ như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, hoặc bật ngồi dậy ngay khi vừa tỉnh. Lúc này sẽ cảm thấy đầu óc xoay vòng, không đủ tỉnh táo, không nhìn rõ trước mắt,…
- Đau đầu: Nhiều người sẽ cảm thấy đau đầu hoặc mê sảng khi tụt huyết áp. Mức độ và tính chất cơn đau ở mỗi người là khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu.
- Ngất xỉu: Khi huyết áp hạ quá mức nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng ngất, nếu không can thiệp kịp thời có thể rơi vào cơn ngất đột ngột và gây ra những chấn thương nghiêm trọng khác.
- Khả năng tập trung kém: Bệnh huyết áp thấp làm cho máu không đủ cung cấp đến não, dẫn tới tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng giảm khả năng tập trung ở người bệnh huyết áp thấp
- Da lạnh và nhợt nhạt: Khi huyết áp thấp chân tay thường tê cóng và lạnh do cơ thể không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da làm giảm thân nhiệt.
Và một số triệu chứng khác nữa có thể xảy ra đối với tùy người mà tình trạng bệnh như: buồn nôn, cả người mệt mỏi, tim đập nhanh,…
Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuy huyết áp thấp có vẻ không nguy hiểm bằng huyết áp cao, nhưng cũng tuyệt đối không nên chủ quan bởi vẫn có những trường hợp bệnh nặng mà gây nguy hiểm đến tính mạng. Cách phòng bệnh huyết áp thấp cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Một số lời khuyên từ chuyên gia như sau:
Chế độ dinh dưỡng
- Nên ăn mặn hơn người bình thường, khuyến khích ăn khoảng 10-15g muối mỗi ngày
- Ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đủ bữa, đặc biệt bữa sáng.
- Nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày và cần cố gắng hạn chế tinh bột xấu từ khoai tây, gạo, cháo, bánh mì…
- Bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B.
- Không nên dùng những thức ăn có tính lợi tiểu như: rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô…
- Uống nhiều nước lọc, tránh đồ uống có cồn
Một số thức ăn đồ uống có tác dụng tăng huyết áp như: nước chè đặc, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, trà cam thảo, gừng rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp thấp.
Chế độ sinh hoạt
- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc (7-8h/ngày)
- Khi ngồi dậy cần phải từ từ. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao
- Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng không được tắm quá lâu
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể càng làm huyết áp hạ thêm
- Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng (10 – 15 phút/ngày) như đi bộ, cầu lông, bóng bàn
Ngoài ra không nên thức khuya, giữ ấm cơ thể khi ngủ, không ra ngoài khi trời nắng gắt. Người cao tuổi cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên vì rất dễ chuyển từ huyết áp thấp sang cao và ngược lại.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 1095 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 1900 866 619
Email: ghemassage.aisuru@gmail.com
Website: https://aisuru.com.vn/
AISURU – SỨC KHỎE TOÀN CẦU